Công dụng Nước_mía

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Trong nước mía có nhiều đường cộng với nước và đá (cho thêm vào) giúp con người giải nhiệt vào những ngày hè.[4] Nước mía lợi tiểu, giải rượu.[5] Có nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ, cụ thể là: dùng nước mía có pha nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, nôn khan rất hiệu nghiệm.[6] Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...[5]

Sản xuất nước mía

Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía.[5] Nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nước_mía http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/quay... http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201006/K... http://dantri.com.vn/ban-doc/noi-lonuoc-mia-via-he... http://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-bai-thuoc-tu-mia... http://laodong.com.vn/Am-thuc/Nuoc-mia-Hang-Vai-La... http://www.giaoducsuckhoe.soctrang.gov.vn/index.ph... http://suckhoedoisong.vn/2008516111834234p44c60/nu... http://suckhoedoisong.vn/20110816105458137p44c60/n... http://suckhoedoisong.vn/2458p1300c57/uong-nhieu-n... http://tuoitre.vn/Kinh-te/121639/che-bien-nuoc-mia...